hat-vi-nhua-va-tac-dong-den-moi-truong-itmf-3

Hạt Vi Nhựa Và Tác Động Của Chúng Đến Môi Trường

Sự xuất hiện của hạt vi nhựa trong các sản phẩm mỹ phẩm đang dấy lên những lo ngại về ô nhiễm chất nhựa và tiềm ẩn rủi ro đối với môi trường biển. Những nguy cơ này liên quan đến hạt vi nhựa ở dạng rắn, tích tụ và tồn tại lâu dài trong môi trường. Tuy nhiên đối với hạt vi nhựa dạng lỏng thì chưa có cơ sở khoa học về nguy cơ trên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận về hạt vi nhựa và tác động của chúng đến môi trường.

1. Hiểu rõ về hạt vi nhựa

Hạt vi nhựa (microplastic) là các hạt tổng hợp từ polymer có kích thước nhỏ hơn 5 mm và không phân hủy sinh học.

hat-vi-nhua-va-tac-dong-den-moi-truong-itmf-1

Có một sự phân biệt rất quan trọng giữa polymer và hạt vi nhựa: Tất cả các hạt vi nhựa đều là polymer, nhưng không phải tất cả polymer đều là hạt vi nhựa. Tùy thuộc vào nguồn gốc, quy trình sản xuất và các tính chất hóa-lý của chúng (đặc biệt là vật lý) cũng như cách sử dụng sản phẩm tương ứng, chúng có thể hoặc không phải là hạt vi nhựa.


2. Làm sao chúng ta biết được sản phẩm có hạt vi nhựa hay không?

Trong mỹ phẩm, một số hạt vi nhựa thông thường được sử dụng bao gồm nylon-12, polyethylene (PE) và polymethyl methacrylate (PMMA). Để được coi là hạt vi nhựa, một polymer phải là dạng tổng hợp và ở trạng thái rắn, kích thước nhỏ hơn 5 mm. Tên INCI (danh pháp) trên bảng thành phần không cho biết hình thức vật lý của nó nên do đó không xác định được liệu đó có phải là hạt vi nhựa hay không.


hat-vi-nhua-va-tac-dong-den-moi-truong-itmf-2
Trong lĩnh vực chăm sóc da, hạt vi nhựa thường được sử dụng làm tăng cường cảm giác trên da, chất làm đặc, chất ổn định hoặc để tạo tính tẩy tế bào chết cơ học cho sản phẩm. Ngoài ra chúng chủ yếu được sử dụng trong các sản phẩm trang điểm để dễ tán hơn, giữ trên da lâu hơn và làm mịn lớp da không đều màu.

3. Tác hại của hạt vi nhựa đến môi trường

Hạt vi nhựa có khả năng tích tụ sinh học, có nghĩa là một khi chúng được thải ra môi trường, chúng không thể thu hồi lại được. Theo thời gian, chúng sẽ phân hủy thành các mảnh nhỏ hơn (nanoparticles) được tìm thấy trong tế bào của động vật và cả con người. Tác động tiềm ẩn của chúng đối với cơ thể sống và hệ sinh thái chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng chúng đang ô nhiễm môi trường của chúng ta.

4. Lệnh cấm sử dụng hạt vi nhựa trong ngành mỹ phẩm

4.1. Liên minh châu Âu (EU)

Bắt đầu từ tháng 10/2023, hạt vi nhựa đã được đặt vào tâm điểm khi có đề xuất cấm và giới hạn nồng độ chủ yếu trong mỹ phẩm và các ngành công nghiệp khác trong Liên minh châu Âu (EU) do tác động tiêu cực của chúng đến môi trường.

4.2. Các quốc gia Asean

Thái Lan và Indonesia là hai quốc gia trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) áp đặt lệnh cấm hạt vi nhựa trong mỹ phẩm (năm 2020). Mặc dù theo Asean Cosmetics Directive (ACD), việc sử dụng hạt vi nhựa trong sản xuất mỹ phẩm vẫn chưa bị cấm.
Tuy nhiên, dựa trên các đề xuất từ cơ quan Môi trường hoặc Sức Khỏe và Hiệp hội Công nghiệp trên toàn thế giới, Hiệp hội Mỹ phẩm ASEAN đang khuyến nghị ngừng sử dụng hạt vi nhựa trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Các công ty mỹ phẩm đang dần tìm kiếm nguyên liệu thay thế thân thiện với môi trường hơn.

Nguồn tham khảo:

  • European Commission. (2023). Commission Regulation (EU) 2023/2055 – Restriction of microplastics intentionally added to products. Retrieved on 23/10/2023
  • https://echa.europa.eu/-/echa-proposes-to-restrict-intentionally-added-microplastics
  • Ng CH, Mistoh MA, Teo SH, Galassi A, Ibrahim A, Sipaut CS, Foo J, Seay J, Taufiq-Yap YH and Janaun J (2023), Plastic waste and microplastic issues in Southeast Asia. Front. Environ. Sci. 11:1142071. doi: 10.3389/fenvs.2023.1142071
Chia sẻ :