Liệu Chúng Ta Có Hấp Thu Kem Chống Nắng Vào Huyết Quản
Những gì xoay quanh kem chống nắng thường trở thành đề tài tranh luận trên các trang mạng và báo chí. Một nghiên cứu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã phát hiện thành phần của kem chống nắng có thể hấp thụ vào hệ tuần hoàn máu, gây ra sự tranh cãi và tạo ra nhiều tiêu đề nổi bật.
Một lần nữa, hãy cùng ITMF nhìn lại những bài viết này và tìm hiểu những gì nghiên cứu cho chúng ta biết, cũng như ý nghĩa của nó đối với kem chống nắng và sức khỏe của chúng ta.
Tại sao các nghiên cứu này được thực hiện?
Năm 2019, Cục Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đề xuất một quy định mới về cách quản lý kem chống nắng. Như một phần của quy định này, FDA quyết định cần có thêm dữ liệu về sự hấp thụ của một số thành phần trong kem chống nắng qua da trước khi có thể công nhận chúng là “an toàn và hiệu quả".
Nghiên cứu thứ nhất của FDA
Nghiên cứu đầu tiên, được thực hiện bởi các nhà khoa học của FDA và được công bố vào tháng 5 năm 2019, đơn giản chỉ cho thấy rằng 4 thành phần trong kem chống nắng (avobenzone, oxybenzone, octocrylene và ecamsule) đã được hấp thụ vào huyết quản và đạt mức cao hơn 0,5 nanogram trên mỗi millilitre (ng/mL) - nồng độ mà FDA coi là an toàn theo mặc định.
Nghiên cứu này thực hiện với điều kiện sử dụng tối đa (tức là cao hơn nhiều so với cách mà chúng ta thường sử dụng): 24 tình nguyện viên đã thoa 4 loại kem chống nắng khác nhau với liều lượng 2 mg/cm2 trên 75% diện tích cơ thể của họ mỗi hai giờ, 4 lần mỗi ngày trong 4 ngày (tổng cộng 16 lần thoa).
Kết quả là: Nồng độ các thành phần này trong huyết tương đều vượt quá 0,5 ng/mL sau 4 lần thoa vào Ngày 1, và còn lưu lại trong máu ít nhất trong vòng 3 ngày sau lần thoa cuối cùng.
Nghiên cứu thứ hai của FDA
Nghiên cứu mới, được cùng một nhóm nghiên cứu công bố vào tháng 1 năm 2020,
Nghiên cứu này không thực hiện với điều kiện sử dụng tối đa như ở lần 1, Tuy nhiên kết quả: nồng độ trong huyết tương của các thành phần trong kem chống nắng sau một lần thoa duy nhất đều vượt quá 0,5 ng/mL.
Các thành phần trong kem chống nắng duy trì ở/các lớp da trên cùng trong một thời gian khá lâu, cho thấy kem chống nắng được hấp thụ qua da khá chậm.
Điều này có nghĩa là gì?
Kết quả nghiên cứu thứ 2 của FDA có thể gần giống với điều kiện thực tế hơn là nghiên cứu lần 1. Về thói quen sử dụng kem chống nắng trong thực tế, bạn sẽ không thoa một lượng sản phẩm đó, trên một phần lớn cơ thể như vậy, nhiều lần mỗi ngày như vậy.
Việc kiểm tra và các tiêu chuẩn an toàn là cần thiết, nhưng không phải chính xác hoàn toàn. FDA đã đặt một giới hạn tiêu chuẩn là 0,5ng/mL là một lượng "an toàn", đối với tất cả các chất. Tiêu chuẩn tổng thể như vậy, không cụ thể với từng chất riêng biệt, không đưa cho chúng ta một ý tưởng rõ ràng về nồng độ an toàn của kem chống nắng là bao nhiêu.
Nói cách khác, việc phát hiện ra rằng các thành phần kem chống nắng có trong máu với nồng độ cao hơn mức FDA cho phép, không có nghĩa là chúng không còn an toàn - điều đó chỉ đơn giản là FDA cần thêm dữ liệu trước khi họ có thể xác định rằng chúng là an toàn theo quy định mới đề xuất.
"Hấp thụ không có nghĩa là có nguy cơ “Absorption does NOT equal risk - FDA khuyến nghị tiếp tục sử dụng kem chống nắng vì tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ da.
Kết luận
- Các bài viết trên các phương tiện truyền thông thường tập trung vào tác hại tiềm năng của các thành phần trong kem chống nắng để thu hút người đọc nhưng không giải thích toàn bộ vấn đề.
- Kết quả thí nghiệm trong phòng thí nghiệm không luôn phản ánh đúng cách sử dụng sản phẩm trong thực tế.
- Bạn vẫn nên 100% sử dụng kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ da khỏi ung thư da và lão hóa.
Nguồn tham khảo:
- Matta MK, Florian J, Zusterzeel R, et al. Effect of Sunscreen Application on Plasma Concentration of Sunscreen Active Ingredients: A Randomized Clinical Trial. JAMA. 2020;323(3):256–267. doi:10.1001/jama.2019.20747
- Michele, T. (2021, January 21). Shedding more light on sunscreen absorption. U.S. Food and Drug Administration. https://www.fda.gov/news-events/fda-voices/shedding-more-light-sunscreen-absorption
- https://labmuffin.com/more-sunscreens-in-your-blood-the-new-fda-study/