Những Hiểu Nhầm Phổ Biến Về Kem Chống Nắng - Phần 1
Kem chống nắng là một bước cực kì quan trọng trong chu trình skincare để bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại. Tuy nhiên, có rất nhiều thông tin sai lệch và hiểu nhầm về kem chống nắng xoay quanh màng lọc, khả năng chống nắng, thành phần, kem chống nắng phổ rộng,.... Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi qua những hiểu nhầm phổ biến về kem chống nắng và giải thích chúng trên ý kiến và quan điểm của ITMF nhé.
1. Không phải càng nhiều màng lọc, khả năng chống nắng càng cao
Một hiểu lầm phổ biến liên quan đến kem chống nắng là ý kiến cho rằng càng nhiều màng lọc trong sản phẩm thì khả năng chống nắng của nó sẽ càng cao. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Sự hiệu quả của kem chống nắng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Đầu tiên, thành phần hoạt chất trong kem chống nắng là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá khả năng chống nắng của sản phẩm. Các thành phần hoạt chất có nhiệm vụ hấp thụ hoặc phản xạ tia tử ngoại trước khi chúng có thể gây hại cho da. Có hai loại chính của thành phần hoạt chất trong kem chống nắng: màng lọc vật lý và màng lọc hóa học.
- Màng lọc vật lý, như kẽm oxide và titan dioxide, hoạt động bằng cách phản xạ và phân tán tia tử ngoại khỏi da. Chúng tạo ra một lớp bảo vệ trên bề mặt da, ngăn cản tia UV thâm nhập vào da. Màng lọc vật lý thường ít gây kích ứng da hơn và thích hợp cho da nhạy cảm.
- Màng lọc hóa học, như avobenzone, oxybenzone và octinoxate, Tinosorb S, Tinosorb M (hay Parsol Max) hoạt động bằng cách hấp thụ tia tử ngoại và biến đổi năng lượng của chúng thành nhiệt độ không gây hại. Tuy nhiên, một số thành phần hóa học có thể gây kích ứng da hoặc gây phản ứng dị ứng ở một số người.
Thứ hai, chỉ số chống nắng (SPF) cũng quan trọng để đánh giá khả năng bảo vệ của kem chống nắng. Chỉ số SPF cho biết khả năng của sản phẩm trong việc chống tia UVB - tia gây cháy nám và thiếu vitamin D. Một kem chống nắng có chỉ số SPF cao sẽ cung cấp khả năng bảo vệ tốt hơn khỏi tác động của tia UVB. Tuy nhiên, chỉ số SPF không liên quan trực tiếp đến khả năng chống tia UVA, vì vậy cần xem xét cả chỉ số PA để đảm bảo khả năng bảo vệ toàn diện trước cả tia UVA và UVB.
Thứ ba, khả năng chống nắng tốt của kem chống nắng là kết quả của cách xây dựng một công thức hiệu quả, sự kết hợp giữa các thành phần hoạt chất, và hơn cả là sự ổn định của hệ nền trong công thức.
Thứ tư, cách thức hoạt động và cách sử dụng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của kem chống nắng. Sản phẩm cần được sử dụng đúng cách và đều đặn, áp dụng một lượng đủ và trải đều khắp các vùng da cần bảo vệ. Ngoài ra, việc thoa lại kem chống nắng sau một khoảng thời gian nhất định là rất quan trọng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với nước hoặc làm sạch da.
Tóm lại, càng nhiều màng lọc trong kem chống nắng không đồng nghĩa với khả năng chống nắng cao hơn. Hiệu quả của kem chống nắng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thành phần hoạt chất, chỉ số chống nắng (SPF), công thức hiệu quả, cách thức hoạt động và cách sử dụng.
2. Thành phần chống nắng không phải ở đầu bảng thành phần mới được gọi là phổ rộng
Một sự hiểu lầm phổ biến khác liên quan đến kem chống nắng là quan niệm rằng màng lọc chống nắng phải ở đầu bảng thành phần thì mới là có khả năng chống nắng cao, màng lọc ở vị trí giữa danh sách thành phần thì không thể gọi là màng lọc phổ rộng. Thực tế việc màng lọc phổ rộng xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong danh sách thành phần của kem chống nắng là do cấu trúc và công thức của sản phẩm.
Một kem chống nắng hiệu quả không chỉ cần chỉ số SPF cao mà còn cần cảm giác sử dụng trên da, khả năng dễ tán, lâu trôi trên da và lớp finish đẹp. Thực tế, nguyên liệu thô của các màng lọc UV thường có kết cấu dạng rắn hoặc bột, nên để đảm bảo được sự phân tán đồng đều, công thức ổn định theo thời gian không có hiện tượng vón cục và cảm giác mịn trên da thì cần sự kết hợp hài hòa giữa nhiều thành phần khác nhau. Đó là lý do bảng thành phần của kem chống nắng không chỉ là màng lọc UV mà còn là chất tạo hệ nền, chất tạo nhũ, chất tạo lớp màng film, chất ổn định màng lọc..., tất cả các yếu tố góp phần tạo nên một công thức ổn định, hiệu quả, và có tính thẩm mỹ cho người tiêu dùng.
Tóm lại, vị trí sắp xếp của màng lọc UV trên bảng thành phần sẽ không cho bạn biết được kem chống nắng này chống nắng phổ rộng hay không, điều bạn cần quan tâm là chỉ số SPF và PA.
3. Phổ rộng không có nghĩa là phải nhiều màng lọc mới là kem chống nắng phổ rộng
Hiểu lầm về chống nắng phổ rộng thường xuất phát từ sự nhầm lẫn giữa khả năng chống tia UVA và UVB của kem chống nắng với số lượng màng lọc. Kem chống nắng phổ rộng chỉ cần có khả năng bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB, không phải là việc cần phải có nhiều màng lọc để đạt được điều này.
Một số hoạt chống chống nắng như oxybenzone, avobenzone, kẽm oxide có khả năng chống cả tia UVA và UVB. Những chất này có thể hoạt động như một màng lọc duy nhất để ngăn chặn cả hai loại tia tử ngoại gây hại.
Tuy nhiên, để đảm bảo được các yếu tố về công thức ổn định, độ hiệu quả chống nắng cao, finish đẹp, nhiều sản phẩm chống nắng sẽ sử dụng một số thành phần khác nhau để tăng cường khả năng chống tia UVA và UVB. Các thành phần bổ sung này có thể bao gồm octinoxate, homosalate, octisalate, octocrylene, và các màng lọc UVA mới như Tinosorb M (Parsol Max), Tinosorb S, Uvinul A Plus...Khi các thành phần này kết hợp tạo thành một hỗn hợp màng lọc, giúp nâng cao khả năng chống nắng (SPF) của sản phẩm.
4. Đánh giá khả năng chống nắng không chỉ nhìn màng lọc mà còn chỉ số SPF và PA
Tuy nhiên, chỉ số SPF chỉ đo khả năng chống tia UVB. Do đó, cần xem xét cả chỉ số PA (Protection Grade of UVA), một hệ thống đánh giá khả năng chống tia UVA của kem chống nắng. Chỉ số PA cho biết kem chống nắng có khả năng bảo vệ da khỏi tác động của tia UVA, góp phần ngăn ngừa lão hóa da và các vấn đề da liên quan đến tia UVA. PA được đánh giá từ PA+ đến PA++++, với PA++++ là mức độ bảo vệ cao nhất.
Vì vậy, để đánh giá khả năng chống nắng toàn diện của một sản phẩm kem chống nắng, cần xem xét cả màng lọc, chỉ số SPF và PA. Những yếu tố này cùng nhau đảm bảo khả năng bảo vệ da khỏi tác động của cả tia UVB và UVA. Khi lựa chọn kem chống nắng, nên xem xét cả ba yếu tố này để chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu bảo vệ da của bạn.
Nguồn:
-
Formulating Sunscreens and Improving Performance & Skin Feel of High SPF Products. (2017). Cosmetics. Special Chem. https://cosmetics.specialchem.com/tech-library/article/improving-performance-and-skin-feel-of-spf-products
-
Breaking Down Broad-Spectrum Protection: Why Your Sunscreen Needs to Have it. (2018). Skin Cancer Foundation. https://www.skincancer.org/blog/broad-spectrum-protection-sunscreen/
-
Bens G. Sunscreens. Adv Exp Med Biol. 2014;810:429-63. doi: 10.1007/978-1-4939-0437-2_25.
Xem thêm: